Cơ sở nào để đánh giá một nội dung chất lượng

Thiên thần bên phải bạn sẽ thì thầm với bạn rằng ưNội dung chất lượng là những ngôn từ sáng tạo và có sức thuyết phục. Các tác giả xuất sắc nhất thế giới sẽ tự hào về bài viết của bạn”.

Còn ác quỷ bên trái bạn sẽ chế giễu điều đó “Chất lượng phải được thể hiện bằng các con số và kết quả thực tế mà bạn thu được?”

Cả hai điều trên đều không sai. Có thể sự thật nằm đâu đó ở giữa.

Có 2 cách để có thể theo dõi đánh giá chất lượng của bài viết

 

Đầu tiên là làm thế nào để viết được một nội dung chất lượng? Không có lỗi chính tả, chứa nhiều hình ảnh thú vị, chủ đề viết được đào sâu và xuyên suốt,… Đây gọi là sự chủ quan về chất lượng

Thứ hai là nội dung đó thực hiện tốt như thế nào? Nó có được đánh giá cao như thế nào nếu như mọi người không tìm thấy nó, dành thời gian đọc nó và chia sẻ?  Đây là sự khách quan về chất lượng bởi vì mọi thứ đều có thể được theo dõi bằng số liệu.

Hai đánh giá về chất lượng content ở trên không loại trừ lẫn nhau mà chúng bổ trợ cho nhau như 2 điều kiện cần và đủ. Nội dung không được gọi là tốt nếu số liệu thảm bại. Ngược lại không có số liệu thống kê cụ thể, ta sẽ không đủ cơ sở kết luận đó có phải là một bài chất lượng hay không.

Chất lượng được đánh giá dựa theo Google

 

Google sẽ là người quyết định về nội dung bạn tạo ra. Những cái gì sẽ được tìm thấy, cái gì bị biến mất thậm chí cả cách mà nhãn hàng, marketer, người viết thực hiện và đo lường chất lượng công việc. Google đánh giá rất tốt về các khía cạnh chủ quan của content.

Khám phá ra những điều khiến cho phần nội dung trở nên khác biệt và đáng đọc thử. Nội dung content mà bạn tạo ra nên hướng về độc giả, thay vì các công cụ tìm kiếm.

Nội dung của bạn phải cung cấp những gì nó đã hứa – đừng lừa dối hoặc sử dụng “clickbait” chỉ để có được nhiều lượt truy cập hay click hơn.

Hãy chắc chắn không công khai đăng nội dung nếu như nội dung có bất kì vấn đề dưới đây

  • Liên kết bị hỏng
  • Nội dung treo đầu dê bán thịt chó
  • Quảng cáo quá mức
  • Lỗi chính tả hoặc ngữ pháp
  • Thông tin sai
  • Bịa đặt thông tin

Bạn cũng không nên “publish” bản nháp của bạn hoặc sử dụng phương tiện truyền thông chỉ với mục đích chiếm chỗ và làm sao nhãng người đọc khỏi nội dung.

Cùng Vietlanders khám phá nhiều hơn

Marketer và những nhà phân tích dữ liệu nhìn thấy tín hiệu màu đỏ khi những thứ như “viết bằng giọng văn trò chuyện” và “ chỉnh sửa ngữ pháp” xuất hiện trong các bài viết. Đối với họ, chất lượng bài viết được đo bằng số lần nhấp chuột hay số lần bài viết được chia sẻ,…

Sản phẩm của Google là kết quả tìm kiếm. Khách hàng của nó là ngươi tìm kiếm, cụ thể là người ngồi trước máy tính , gõ bất cứ cái gì vào hộp tìm kiếm. Để khiến khách hàng hài lòng, Google không thể đưa ra những nội dung nhàm chán, kém chất lượng. Làm sao Google có thể kết luận như vậy. Bởi vì nó đã từng phạm sai lầm khi làm điều đó rất nhiều.

 

Trở lại thời gian tôi bắt đầu sự nghiệp viết lách khoảng 10 năm trước, khi mà việc nhồi nhét từ khóa hay nội dung bài viết ngắn là “mốt”. Người viết được trả rất ít tiền bởi vì không ai kể cả Google quan tâm đến yếu tố mang tên chất lượng bài viết. Họ chỉ quan tâm đến việc đưa ra càng nhiều bài viết và nhận được nhiều lượt nhấp chuột càng tốt. Ngay cả khi những cái click đó dẫn đến một tranh không liên quan đến tiêu đề bài viết.

Từ khóa trở nên không đáng tin cậy. Bởi vì chúng không nói lên được trang web đó có nội dung gì. Ngoài ra chúng cũng vô tình loại bỏ trang có bài viết tốt nếu như người dùng không gõ đúng từ khóa.

 

 

Do đó, Google buộc phải thay đổi thuật toán của mình.

Nội dung hay và hiệu suât của nó luôn đồng hành

Theo báo Wordstream, không một yếu tố nào dưới đây là đủ để định nghĩa một bài viết chất lượng

Quyền hạn và chuyên môn, Định dạng, Độ dài, Độ đọc hiểu, Ngữ pháp, Độ tin cậy, Hình ảnh hấp dẫn

Bài báo này cũng đề cập đến những nội dung có hiệu suất hàng đầu “Nội dung unicorn có thể dài hoặc ngắn, không có hình ảnh hoặc có 10 hình ảnh, có một vài lõi chính tả  hoặc hoàn hảo về ngữ pháp”.

Thực tế tôi không hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì những bài viết chứa hình ảnh nhận được sự tương tác cao hơn 650% so với bài viết toàn chữ. Bạn có 15 giây để “ chộp” lấy sự quan tâm của độc giả. Nếu bạn viết sai chính tả hoặc ngữ pháp của bạn quá kém đến mức tôi không thể hiểu những gì bạn đang cố gắng truyền đạt thì chắc chắn 1 điều tôi sẽ bỏ qua bạn.

Do đó có thể Google vẫn đánh giá cao bài viết của bạn dù nó có một vài lỗi chính tả hoặc không chứa hình ảnh. Nhưng tôi cho rằng nếu bạn muốn cả độc giả và người đọc hài lòng thì tốt hơn hết bạn nên tiếp cận nội dung của mình từ mọi góc độ.

Làm thế nào để có được một nội dung chất lượng

Chúng ta vừa đề cập đén một vài chiến lược nhằm tăng chất lượng bài viết. Vì vậy tôi sẽ chỉ nói ngắn gọn 2 nhân tố chính không thể bỏ qua: số lượng và từ khóa.

“Chất lượng và số lượng”

Chất lượng không nhất thiết đi liền với số lượng. Một bài viết hay không nhất thiết dài 4000 từ, thay vì kĩ lưỡng và triệt để, nó có thể nhàm chán và lặp đi lặp lại.

Tôi vừa đọc một bài viết của Guillermo del Toro trên báo Thời đại. Nó chỉ mất chưa tới 1 phút để đọc xong và tôi đã phải thốt lên “wow! Đây là một trong những nội dung hay nhất mà tôi đã từng gặp”.

Tóm lại, độ dài không phải yếu tố quyết định chất lượng bài viết. Mà độ dài bài viết nên được xác định bởi nội dung. Bạn cần bao nhiêu chỗ để có thể truyền đạt những thứ cần thiết và đầy đủ thông tin cho người đọc.

“Từ khóa”

Google có một mối “quan hệ yêu-ghét” với từ khóa. Thực tế nó không thích bạn chủ động sử dụng từ khóa quá nhiều, quá rõ ràng và thiết tự nhiên. Tuy nhiên từ khóa lại là nhân tố quyết định vị trí xếp hạng cũng như cách để mọi người tìm thấy trang web của bạn.

Đây là bí kíp luyện viết dành cho bạn đang viết với một chủ đề nào đó thì hãy SEO nó một cách tự nhiên. Hoặc bạn có thẻ quay lại một bài viết cũ nào đó và điều chỉnh nó để chứa SEO theo một cách tự nhiên.

Ví dụ, hãy lấy câu tôi vừa mới viết. Nếu tôi muốn tối ưu cụm từ “chứa SEO một cách tự nhiên” thì tôi sẽ viết lại nó “hoặc Hoặc bạn có thẻ quay lại một bài viết cũ nào đó và điều chỉnh nó để chứa SEO tự nhiên”.

Nếu bạn đang tự hỏi nên đưa từ khóa nào vào nội dung của mình, hãy tìm hiểu đối tượng khán giả của bạn. Những câu hỏi họ đang hỏi trong diễn đàn? Họ đang nói gì trong các bình luận trên blog của bạn? Đây là ngôn ngữ bạn nên sử dụng trong nội dung của riêng bạn.

Cách đo lường nội dung

  • Xếp hạng từ khóa
  • Khách truy cập đặc biệt
  • Lượt xem trang và thời gian trung bình trên trang
  • Số trang mỗi phiên
  • Nhận xét và chia sẻ
  • Backlinks và giới thiệu hàng đầu

Xếp hạng từ khóa

Đây là vị trí hiện tại của trang web trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa hoặc cụm từ cụ thể. Bạn cũng có thể so sánh cách các trang của bạn được xếp hạng cho các từ khóa đó liên quan đến các trang đối thủ của bạn.

Lượt xem trang và thời gian trung bình trên trang

Đây là vị trí hiện tại của trang web trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa hoặc cụm từ cụ thể. Bạn cũng có thể so sánh cách các trang của bạn được xếp hạng cho các từ khóa đó liên quan đến các trang đối thủ của bạn.

Khách truy cập đặc biệt

Điều này cho biết nội dung của bạn đang thu hút bao nhiệu khách truy cập và nó là một dấu hiệu tốt về quy mô đối tượng tham gia của bạn.

Backlinks

Theo dõi các liên kết ngược của bạn sẽ cho bạn biết nội dung của bạn lan truyền như thế nào. Nó cũng cung cấp cho bạn cơ hội tiếp cận với những người chia sẻ nội dung của bạn để xây dựng mối quan hệ.

Số trang mỗi phiên

Số lượng trang trung bình mà người xem truy cập trong một phiên trên trang web của bạn. Điều này có thể giúp bạn xác định xem chiến lược liên kết của bạn có hoạt động hay không.

Nhận xét và chia sẻ

Bài viết càng hấp dẫn, độc giả của bạn sẽ để lại càng nhiều bình luận.

Điều tương tự cũng đúng với nội dung truyền thông xã hội – bài đăng của bạn nên có bình luận và chia sẻ, đó là một dấu hiệu cho thấy mọi người bị thu hút bởi những gì bạn nói

Bằng cách biết ai là người giới thiệu hàng đầu của bạn, bạn có thể xác định trang web nào sẽ tiếp tục hợp tác hoặc nơi tiền quảng cáo của bạn được chi tiêu tốt. Bạn cũng có thể quyết định những nền tảng truyền thông xã hội nào sẽ tiếp tục đăng tải và những nền tảng nào phát sinh lưu lượng truy cập.

Share This