Câu chuyện về buổi phỏng vấn thất bại
Khoảng 12 năm trước, tôi đã có một cuộc phỏng vấn tồi tệ nhất trong cuộc đời mình. Đến tận giờ tôi vẫn còn cảm thấy bồi hồi khi nhớ đến nó. Trưởng phòng khi đó đã gọi điện thoại và mời tôi ăn trưa. “Ổn thôi, vì đó chỉ là cuộc hẹn bình thường. Chúng ta sẽ cùng ăn trưa và tôi sẽ kể cho bạn về công việc”, vị trưởng phòng đó nói.
Ông ta là một kẻ nói dối hoặc có trí nhớ tồi tệ đến khó tin. Khi tôi xuất hiện, ông ta đến muộn bởi vì vừa đi ăn trưa về. Ông ta ngồi xuống và đường hoàng lau miệng sau đó thông báo cho tôi về việc phỏng vấn ngay bây giờ. Tôi đã vô cùng tức giận.
Tôi đã luôn đổ lỗi cho ông ta nhiều năm. Tuy nhiên, bây giờ tôi nhận thấy đáng nhẽ mình nên đến với tâm thế chuẩn bị kĩ càng kể cả khi nó thực sự chỉ là một bữa ăn đơn thuần.
Đừng như tôi. Hãy ăn đủ để không bị đói muốn ngất và hãy đến khi trang bị đầy đủ các kiến thức và một barg câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi phỏng vấn Marketing thông thường.
Đừng đi phỏng vấn mà chưa có sự chuẩn bị
Nó rất có khả năng rằng người phỏng vấn sẽ hỏi một hoặc tất cả những câu hỏi phỏng vấn Marketing dưới đây (đặc biệt là câu cuối cùng):

- Bạn hiểu bao nhiêu về công ty chúng tôi?
- Liệu bạn có nắm được những công việc liên quan vị trí này?
- Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
Cách duy nhất để chuẩn bị cho những điều này là “làm bài tập về nhà của bạn trước”. Đây là những gì bạn cần để cải thiện:

Bối cảnh công ty, sản phẩm hay dịch vụ chính của họ, khách hàng, hay những thay đổi lớn mà họ đã thực hiện trong năm vừa qua và đối thủ cạnh tranh của họ đang làm gì?
Họ có thể mong đợi từ bạn điều gì? Đọc lại bản CV và tìm kiếm những kĩ năng mà bạn đã làm trước đó có liên quan, hỗ trợ công việc mà bạn đang xin ứng tuyển.
Ngoài ra, bạn cũng nên có một danh sách những câu hỏi để hỏi người phỏng vấn, để chứng tỏ bạn thích thú với công việc đó.
6 câu hỏi phỏng vấn Marketing thường gặp

Number #1
Kể cho tôi nghe về những công việc bàn đã làm.
Number #2
Nhiệm vụ chính của bạn trong công việc hiện tại là gì? Công việc tiến triển như thế nào kể từ khi bạn bắt đầu làm?

Number #3
Điều quan trọng nhất để Marketing thành công là gì?

Number #4
Hãy kể tên một vài chiến dịch bạn đã từng thực hiện
Number #5
Bạn dự định sẽ marketing cho sản phẩm (hoặc dịch vụ) của chúng tôi như thế nào?

Number #6
Tại sao bạn lại nghỉ việc tại công ty cũ?
Question 1
Kể cho tôi nghe về những công việc bàn đã làm.
Làm thế nào để trả lời câu hỏi này để tạo không khí tốt đẹp cho buổi phỏng vấn, đặc biệt khi người phỏng vấn để cho bạn dẫn dắt cuộc trò chuyện.
Câu trả lời của bạn phải giống với bản CV. Đừng để người tuyển dụng có ấn tượng rằng bản sơ yếu của bạn sai lệch, không chính xác, hay chưa được “update” nhé. Hãy nhấn mạnh những khía cạnh của công việc có liên quan đến việc bạn đang ứng tuyển. Hãy dành nhiều thời gian để nói về nó.
Lời khuyên cho bạn: Hãy luôn cập nhật, làm mới bản sơ yếu lí lịch của mình.


Câu hỏi phụ: Người phỏng vấn có thể hỏi sở thích của bạn là gì và yêu câu bạn kể về nó. Câu trả lời sẽ giúp họ đánh giá về khả năng truyền tải, diễn đạt của bạn

Question 2
Nhiệm vụ chính của bạn trong công việc hiện tại là gì? Công việc tiến triển như thế nào kể từ khi bạn bắt đầu làm?
Người tuyển dụng sẽ quan tâm đến việc bạn có động lực và chủ động như thế nào khi vượt lên trên vị trí của bạn hoặc có thăng tiến như thế nào trong sự nghiệp. Rất nhiều công việc ngành Marketing là chủ động tìm kiếm công việc, luôn luôn cập nhật xu hướng, thử thách với các phương pháp mới. Người phỏng vấn sẽ luôn đánh giá niềm đam mê của bạn bằng câu hỏi này- họ muốn ai đó thật sự tích cực và độc lập.
Question 3
Điều quan trọng nhất để Marketing thành công là gì?
Câu hỏi này phải đòi hỏi bạn phải trả lời thật sự khéo léo.
Bạn phải tìm hiểu kĩ công ty mà mình đang ứng tuyển. Nếu nó không hướng tới khách hàng mục tiêu là giới trẻ thì bạn cũng không nên đề cập đến cách mà Snapchat hay Instagram Stories tạo ra nội dung một cách nhanh chóng. Hay những câu trả lời đại loại như “ Email Marketing đang có ảnh hưởng rất lớn”. Câu trả lời trên chỉ là bề nổi, nó sẽ không khiến bạn khác biệt.
Nên nhớ rằng đây là cơ hội cho bạn để phô bày chuyên môn của bản thân. Một lời khuyên tôi muốn chuyển đến bạn trước khi nghĩ đến đáp án cho câu hỏi trên đó là ưu tiên hàng đầu của bất kì loại marketing nào là khuyến khích khách hàng hành động.
Question 4
Hãy kể tên một vài chiến dịch bạn đã từng thực hiện
Hoặc người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn “nêu ví dụ về một chiến dịch bạn thành công và một chiến dịch bạn thất bại.”
Câu trả lời của bạn phải luôn hướng tới sự phù hợp với công ty. Ví dụ, công ty đó sử dụng rất nhiều video marketing thì bạn không nên nói về một bài đăng blog rất “viral” mà bạn đã viết. Trừ khi bài viết đó khơi gợi sự hứng thú từ công ty, như khả năng của bạn khi đưa ra những tiêu đề vời.
Nếu công ty bạn ứng tuyển thuộc ngành khách sạn thì bạn nên dẫn chứng về các chiến dịch marketing bạn đã tạo liên quan đến chính ngành đó hoặc hãng hàng không,.. thay vì những quảng cáo Facebook của bạn thực hiện là về thức ăn cho chó.
Hãy dẫn dắt người tuyển dụng theo một quy trình: Tại sao bạn lại đưa ra quyết định đó, các chiên dịch kết hợp với nhau ra sao và quá trình theo dõi kết quả của bạn.
Đừng ngần ngại khi chia sẻ một chiến dịch thất bại (chỉ trong trường hợp người phỏng vấn hỏi nhé). Hãy lựa chọn một chiến dịch mà bạn chỉ chịu một phần trách nhiệm trong đó. Nói về nơi chiến dịch mắc sai lầm, cách khắc phục và những bài học mà bạn rút ra được từ đó.
Question 5
Bạn dự định sẽ marketing cho sản phẩm (hoặc dịch vụ) của chúng tôi như thế nào?
Đây không phải là lúc để bạn chỉ trích cách làm việc của công ty đâu nhé. Mà nó là cơ hội để cho thấy bạn có thể giúp họ phát triển và cải thiện trong tương lai.
Hãy nói rằng bạn đã thấy một trong những chiến dịch tiếp thị của công ty hoạt động khá tốt – nó có rất nhiều bình luận trên blog, chia sẻ trên Facebook, bất cứ điều gì.


Nhưng bạn nhận thấy rằng họ đã sử dụng stock photography mà bạn đã thấy trước đây. Bạn cho rằng nếu công ty thuê một nhiếp ảnh gia để tạo ra những hình ảnh độc đáo, chiến dịch đó sẽ còn bắt mắt hơn nữa.
Bạn đừng nói với họ rằng, bạn sẽ không sử dụng stock photography giá rẻ cho chiến dịch đó. Thay vào đó, hãy nói bạn rất muốn thử nghiệm hình ảnh tùy chỉnh để xem liệu nó có thu hút nhiều lượt xem hay không. Hãy phân biệt giữa chỉ trích và góp ý.
6 câu hỏi phỏng vấn Marketing thường gặp
Question 6
Tại sao bạn lại nghỉ việc tại công ty cũ?
Đây có thể là câu hỏi khiến bạn lo lắng nhất.
Đôi khi, bạn có thể nói sự thật: bởi vì bạn không cảm thấy không có cơ hội phát triển tại công ty trước đó hoặc bạn muốn nắm bắt những gì bạn đã học và áp dụng nó trong một môi trường khác tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể nói “Chà, ông chủ của tôi biến cuộc sống của tôi thành một địa ngục sống”, hay bạn biết đấy, “tôi đã quá chán việc đi lại và không có bất kỳ thời gian dành riêng cho mình vào buổi tối.”
Nếu bạn chỉ đơn giản ghét công việc của mình, hãy tìm hiểu kĩ lí do. Có lẽ bạn ghét ông chủ của mình vì ông ta quản lý quá chặt chẽ. Câu trả lời của bạn nên là “tôi cảm thấy mình thể hiện tốt nhất khi tôi linh hoạt để thử những điều mới và tôi thích làm việc trong một công ty tin tưởng tôi khi giao việc.”
Tóm lại: Hãy trả lời câu hỏi một cách trung thực và chuyên nghiệp, và bỏ qua việc phàn nàn về sếp hoặc đồng nghiệp.
Bạn Tham khảo bài viết của Vietlanders về ngành Marketing:
Leave a Reply