gỗ công nghiệp – phong cách thiết kế hiện đại
Nên sử dụng loại gỗ Công nghiệp nào cho thiết kế nội thất
Khi bạn đã có cho mình trên tay một bản thiết kế thật tâm đắc cho ngôi nhà mơ ước của mình, hoặc nếu bạn chưa có, thì tại sao không ghé ngay 4 bài viết về phong cách thiết kế của Vietlanders của chủ đề Xu Hướng 2019 luôn nhỉ, chắc chắn với gợi ý và những lời khuyên của chúng mình thì bạn sẽ tìm được cho mình một phong cách thật ưng ý nhé.
Còn bây giờ, sau khi đã hoàn thành một bản thiết kế đầy đủ rồi, đã tới lúc đi tìm những vật liệu phù hợp nhất, có thể là giá cả phải chăng, có thể là chất lượng tốt hoặc cũng có thể là đem đến sự nổi bật cho mái ấm của bạn.
Nhưng cho dù ngôi nhà của bạn sở hữu phong cách thiết kế nào thì cũng không thể thiết vật liệu quan trọng bậc nhất: Gỗ. Vậy nên sử dụng loại gỗ nào cho ngôi nhà của bạn đây, cùng Vietlanders khám phá nhé.
GỖ CÔNG NGHIỆP HAY GỖ TỰ NHIÊN
Gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên
Gỗ công nghiệp
Như các bạn đã biết trong bài viết trước về các loại gỗ công nghiệp thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau và vô cùng đa dạng về mẫu mã cũng như giá cả. Trong đó thông dụng nhất có thể kể đến gỗ dán, gỗ ván ép, gỗ MDF, gỗ HDF hoặc gỗ nhựa,… Gỗ Công nghiệp là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí, thiết kế nội thất ngày nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn, các công trình sử dụng gỗ công nghiệp cũng cực đa dạng như nhà dân, biệt thự, nhà hàng, khách sạn hay chung cư.
Chi tiết hơn, gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng gỗ vụn, ván dăm kết hợp với một số thành phần gắn kết, xử lý mối mọt, ẩm để làm thành ván gỗ công nghiệp, được chế tác hàng loạt thành những tấm ván có kích cỡ tiêu chuẩn, thông dụng để đem đi sử dụng, đặc biệt là trong thiết kế nội thất hiện đại ngày nay do những đặc tính vượt trội của nó so với gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp
Gỗ tự nhiên
Vậy gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất có những ưu và nhược điểm gì? Đầu tiên, gỗ tự nhiên hay còn gọi là gỗ thịt, là loại gỗ được khai thác trực tiếp trong những khu rừng tự nhiên hay từ các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc và được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác.
Gỗ tự nhiên là vật liệu rất được ưa chuộng và có giá trị cao trong lĩnh vực nội thất. Trong đó có những lý do rất nổi bật với tuổi thọ rất cao, có thể lên tới hàng chục năm, không bị hỏng nhanh khi tiếp xúc với nước, chắc chắn và có thể gia công với những họa tiết cầu kỳ, phức tạp tạo thẩm mỹ cao mà gỗ công nghiệp không làm được.
Tuy nhiên, có những đặc điểm khiến gỗ tự nhiên dần bị thay thế bởi gỗ công nghiệp cho dù giá trị gỗ tự nhiên vẫn không hề suy giảm. Thứ nhất là do giá thành ngày một tăng cao, gỗ tự nhiên dần trở nên khan hiếm khi mà những cây lớn chưa kịp phát triển đã bị khai thác một cách quá nhanh, tình trạng phá rừng hay buôn lậu gỗ cũng ngày càng phổ biến nên giá trị của một cây gỗ đại thụ ngày nay là vô cùng lớn.
Thứ hai là hiện tượng co ngót, cong vênh do môi trường khí hậu ẩm của Việt Nam, nên đối với các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên co ngót, cong vênh là không thể tránh khỏi, nếu ai đó nói với bạn yên tâm tuyệt đối không co ngót, thì đó là lời nói dối ngọt ngào, mà chỉ sau này trong quá trình bạn ở thì bạn mới nhận ra được. Cuối cùng là hiện tượng mối mọt nếu gỗ không được xử lý tốt và bảo quản cẩn thận thì đây cũng là một vấn đề đau đầu cho chủ nhà.
Cho dù không thể phủ nhận những đặc tính về chất lượng của gỗ tự nhiên nhưng Vietlanders xin phép phải dành sự quan tâm đặc biệt hơn cho gỗ công nghiệp khi mà xu hướng thiết kế nội thất 2019 lại chọn loại vật liệu này làm tiêu điểm của mình.
Gỗ Công nghiệp – vật liệu toàn năng
Điểm chung của gỗ công nghiệp
Tất cả các loại ván gỗ công nghiệp đều được làm từ dăm gỗ hoặc bột gỗ trộn với keo và hóa chất nên tạo được bề mặt lớn, nhiều màu sắc, tính đồng nhất trong sản phẩm. Đã là gỗ thì không tránh được mối mọt, kể cả gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên. Tuy nhiên gỗ công nghiệp có sử dụng keo, hóa chất để sản xuất nên mối mọt sẽ kén và chậm ăn hơn gỗ tự nhiên.
Tất cả các loại ván công nghiệp đều chịu ẩm, chịu nước kém, đây là một nhược điểm khá là lớn. Một số loại ván tốt thì chịu được thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, nhiều người hiểu nhầm về “chống ẩm hoặc chống nước”. Một điều các bạn cần lưu ý rằng các loại ván gỗ công nghiệp chỉ kháng, chống nước chứ không chống ngập (ngâm trong nước từ ngày này qua tháng nọ).
Gỗ Công nghiệp – vật liệu toàn năng
Một số thuật ngữ
Thuật ngữ MDF, MFC, HDF, Plywood,… dùng để nói đến kết cấu (lõi) của từng loại ván gỗ. Trong khi đó thì các thuật ngữ Veneer, Acrylic, Laminate, Melamine,… dùng để mô tả bề mặt hoàn thiện của sản phẩm. Chẳng hạn nếu các bạn thường nghe rằng “MDF sơn, MDF Veneer, Laminate, Acrylic.v.v…” tức là nói đến phần bề mặt đã hoàn thiện của sản phẩm. Dù là bề mặt được hoàn thiện theo phương pháp nào thì cốt lõi vẫn là quan trọng nhất. Vấn đề lớn nhất là tùy thuộc vào kinh phí mà bạn nên chọn dòng sản phẩm nào cho phù hợp mà thôi.
Gỗ MFC
Gỗ MDF
Gỗ HDF
Ván MFC thường được sử dụng trong các văn phòng, thi công nội thất showroom, nhà hàng, khách sạn, sân bay, trường học và vân vân. Ván MFC có 2 loại: MFC thường và MFC chống ẩm.
Ưu điểm của loại gỗ này là có thể chọn lựa nhiều màu sắc để phù hợp với mong muốn của gia chủ và phong cách của ngôi nhà; nhanh gọn và linh động trong thi công; giá thành thấp.
Bên cạnh đó cũng còn tồn tại những nhược điểm như liên kết yếu, chịu ẩm kém; dễ bị mẻ cạnh trong lúc chế biến nếu thiếu đi máy móc chuyên dụng và đặc biệt phải hạn chế chỉnh sửa khi thi công, đòi hỏi sử dụng một cách thuần thục, chính xác.
Dòng sản phẩm gỗ công nghiệp MDF chống ẩm nổi tiếng được ưa chuộng trong nội thất căn hộ chung cư, thiết kế nội thất nhà phố, biệt thự. MDF cũng có 2 loại: MDF thường và MDF chống ẩm (có lõi màu xanh).
Khác với MFC, gỗ MDF có những tính năng ưu việt như bề mặt lớn, độ cứng tiêu chuẩn cùng khả năng thi công tiện lợi, dễ hoàn thiện bề mặt theo ý thích (sơn, Veneer, Laminate,…); có thể sửa đổi nhanh chóng trong thi công mà không để lại sai khác trên bề mặt; nếu là MDF chống ẩm thì có thêm thành phần phụ gia chống nước dù vẫn không hoàn toàn triệt để (chịu được nước ngâm trong 72 giờ) nhưng một số sự cố như là đổ nước lên hoặc bị mưa hắt vào thì vẫn có thể yên tâm tuyệt đối.
Nhược điểm của MDF là giá thành khá cao đối với loại chống ẩm.
Gỗ công nghiệp loại HDF được gia cố với hơn 80% là gỗ tự nhiên và nhiều hỗn hợp hóa chất, được nung với nhiệt độ cao nên độ nén, cứng và chống cong vênh tốt hơn nhiều so với MDF và MFC.
Loại gỗ này thường được sử dụng làm sàn gỗ, cửa đi, hoặc các vách ngăn có tính chịu lực cao. Với bản chất là gỗ tự nhiên nên ván HDF chịu được nước và rất bền chắc, chịu nhiệt độ cao và cách âm cũng thuộc hàng đầu.
Thớ gỗ đẹp và sở hữu bề mặt đồng nhất, hoàn toàn đảm bảo có thể sử dụng ngoài trời mà các bạn không phải lo lắng quá nhiều về việc lớp gỗ có dấu hiệu đi xuống về chất lượng. Nhờ những ưu điểm nêu ở trên nên HDF có nhược điểm đáng ngại nhất: giá thành cao tương đương gỗ tự nhiên.
Còn những loại gỗ công nghiệp cao cấp hơn cả về chất lượng và sự đa dạng như CDF, Plywood hay Picomat nhưng do giá cả lại rất cao nên Vietlanders sẽ dừng lại ở những loại gỗ công nghiệp phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất bởi khách hàng. Chúc các bạn nhờ sự giúp đỡ của chúng mình có thể tìm được cho mình một ngôi nhà thật hoàn hảo nhé!

Leave a Reply