Hóa giải góc chết trong phòng khách

Những góc chết phòng khách là điều khó tránh khỏi hoàn toàn trong thiết kế nội thất. Chúng khiến cho không gian của bạn mất đi tính vẹn toàn về giá trị thẩm mỹ cũng như công năng.

VietlandersTin tức tổng hợp

Our home

Trong mỗi ngôi nhà, dù được thiết kế kỹ đến đâu cũng không tránh khỏi những chỗ khó xử lý khi kê sắp đồ nội thất, gây hiệu quả thẩm mỹ kém, hoặc không khai thác được, hoặc bất tiện khi sử dụng.

Đó là những góc phụ (hay một số trường hợp còn gọi những góc chết). Trù liệu trước được khi thiết kế để có những giải pháp kiến trúc – kỹ thuật tốt là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chủ động được điều này. Khi đó giải pháp thiết kế nội thất – dù chỉ là sắp đặt cũng tạo nên những hiệu quả nhất định để làm sống lại góc chết.

Nhận diện góc phụ, góc chết phòng khách

Những góc phụ trong nhà có thể xuất hiện do những lý do khách quan, hay hệ quả của những yêu cầu khi thiết kế gây ra. 

Tuy nhiên, cũng có những góc phụ được coi là hiển nhiên tồn tại, song hành cùng công trình từ khi thi công cho tới… suốt đời.

Góc chết hiển nhiên

Đó là gầm cầu thang, là trần kỹ thuật, nhà vệ sinh, khe hẹp sau những cánh cửa…, hay ở những nhà mái dốc là tầng áp mái. Gầm cầu thang luôn gây ra những khó chịu về thẩm mỹ và các phiền toái khác khi sử dụng hay vệ sinh, là nơi cư trú của nhiều loại côn trùng gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống.

Góc phụ

Những diện tích sàn nhỏ, không đủ thành phòng, nhưng lại chênh cốt hay nằm cuối tuyến giao thông (ít có tác dụng giao thông) cũng có thể là các góc phụ, góc chết. 

Góc chết khác

Khoảng trống còn lại khi kê đồ nội thất, thiết bị; gây ra nhiều góc phụ, tuy không nghiêm trọng nhưng lại… lắt nhắt. Một chiếc tủ lạnh hụt so với ô chờ sẵn, một chiếc bồn tắm chưa “với” tới biên tường nhà vệ sinh; hai chiếc ghế “đấu” vuông góc để lại một ô trống ở góc phòng… 

Tận dụng góc phụ, hóa giải góc chết

Gần đây, việc khai thác và giải quyết triệt để những góc phụ, góc chết là một xu hướng lan rộng, tích cực. Lý do là người ta đầu tư cho thiết kế – đặc biệt là thiết kế nội thất nhiều hơn, khả năng kinh tế cũng dồi dào hơn và có nhiều vật liệu, kỹ thuật để có thể đáp ứng được các giải pháp thiết kế.

Nếu khéo léo và có sự tính toán trước khi thiết kế kiến trúc, thì việc tận dụng các góc phụ sẽ hợp lý, đỡ tốn kém hơn, và thuận tiện khi vận hành. Việc xử lý các góc chết cũng tương tự như vậy.

1. Thiết kế góc làm việc

Thay vì để trống góc tường ở gầm cầu thang hoặc trong phòng ngủ, bạn hoàn toàn có thể bố trí góc làm việc tại các vị trí này. Chủ nhân nên chọn thiết kế bàn ghế, giá kệ nhỏ gọn, kiểu dáng đơn giản và gắn trực tiếp lên tường để tiết kiệm diện tích. Đây là ý tưởng đáng để bạn tham khảo nếu sở hữu một ngôi nhà nhỏ hẹp, không thể có một phòng làm việc rộng rãi.

Gầm cầu thang cũng có thể trở thành không gian làm việc tại gia tiện nghi nếu bạn biết cách xử lý ánh sáng khéo léo. 

Bàn làm việc thiết kế vừa khít với độ cong của bức tường.

2. Bài trí góc đọc sách

Mỗi phòng trong nhà đều có một chức năng riêng nên không dễ để tìm được nơi bố trí góc đọc sách thoải mái. Trong trường hợp này, bạn hãy nghĩ tới các góc trống trong nhà. Góc trống gần bệ cửa sổ, gầm cầu thang, góc tường nhỏ ở sảnh giữa giữa 2 tầng, phần diện tích từ phòng nhìn ra ban công,… đều có thể trở thành nơi đọc sách lý tưởng.

Với góc đọc sách này, bạn vừa được thưởng thức những trang sách yêu thích, vừa có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài.

Kệ sách gọn gàng gắn ở góc tường trống cạnh cửa sổ thoáng sáng tạo điểm nhấn bắt mắt.

3. Góc thư giãn

Ngoài khu vực ban công hoặc hiên nhà, gia chủ cũng có thể tận dụng các góc chết trong nhà để bài trí thành góc thư giãn, nghỉ ngơi. Ý tưởng này giúp gia tăng diện tích sử dụng đối với những ngôi nhà hoặc căn hộ chung cư nhỏ hẹp.

Bài trí góc thư giãn cạnh cửa sổ với ghế gỗ dài là ý tưởng dễ áp dụng và phù hợp với những gia đình đông người. 

Góc thư giãn ngập nắng

4. Bố trí giá, kệ, tủ lưu trữ

Thực tế cho thấy, rất nhiều gia chủ đã khéo léo tận dụng triệt để gầm cầu thang, góc trống cạnh cửa ra vào nhà, khe hở giữa các đồ nội thất… để bố trí giá kệ lưu trữ tiện dụng, giúp ngôi nhà thêm phần gọn gàng, thoáng đãng. Tuy nhiên, so với giá hoặc kệ thì tủ đựng đồ linh hoạt hơn bởi bạn có thể đặt ở bất kỳ góc chết nào trong nhà mà không sợ ảnh hưởng tới tường khi cần thay đổi, sắp xếp lại. 

Không chỉ là nơi lưu trữ sách báo, bày đồ trang trí, các mẫu giá kệ này còn tạo điểm nhấn bắt mắt cho không gian sống.

Tủ sách giúp giấu đi những cạnh lồi lõm của bức tường

5. Thiết kế phòng vệ sinh, phòng kho

Ý tưởng này chỉ áp dụng với góc chết dưới gầm cầu thang. Với những cầu thang dài và rộng, chủ nhân có thể sử dụng khoảng trống dưới gầm để làm phòng kho, phòng kỹ thuật hoặc nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đủ sáng, thông gió cho căn phòng bằng các kiểu đèn phù hợp và lắp quạt hút gió. Đồng thời, cần lưu ý về chiều rộng cũng như độ cao của các thiết bị vệ sinh sao cho vừa vặn với kích thước phòng.

Đối với nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, bạn nên tối giản hóa nội thất, đảm bảo đủ sáng, thông gió cho căn phòng.

6. Tạo điểm nhấn trang trí

Một chậu cảnh kích cỡ phù hợp không chỉ khiến góc nhà trở nên sinh động hơn mà còn góp phần mang đến bầu không khí trong lành, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Lưu ý, bạn nên tránh chọn các loại cây nhỏ vì dễ bị khuất so với đồ nội thất. Cây có tán lá um tùm cũng không được khuyến khích bởi rất dễ tạo cơ hội cho côn trùng trú ẩn. a

Ngoài ra, với những góc trống trong phòng khách, phòng làm việc, bạn có thể treo ảnh trang trí, đặt bình phong hoặc đèn chụp đứng hài hòa với tổng thể không gian chung.

Bên cạnh chức năng phân chia không gian, bình phong còn có thể trở thành điểm nhấn ấn tượng.

Chậu cảnh xanh mướt điểm tô nét sinh động cho phòng khách tông trắng sáng chủ đạo. 

7. Làm nhà cho thú cưng

Góc chết dưới gầm cầu thang khá chật hẹp và thường bị xiên chéo. Thế nhưng, nơi đây lại lạ không gian ngủ nghỉ lý tưởng cho thú cưng nhà bạn. Để phòng riêng của “người bạn bốn chân” trở nên bắt mắt hơn, chủ nhân có thể trang trí bằng những hình dán ngộ nghĩnh, thêm cánh cửa, một tấm nệm hoặc vải trải êm ái. Tuy nhiên, với ý tưởng này, bạn cần lưu ý tới vấn đề vệ sinh.

Góc ngủ nghỉ gọn gàng, đáng yêu của chú cún

Bạn hoàn toàn có thể thiết kế một căn phòng nhỏ xinh, ấm áp dành cho thú cứng ngay bên dưới gầm cầu thang.

8. Thiết kế góc vui chơi cho trẻ

Nếu biết cách sắp xếp và trang trí khéo léo, góc chết trong phòng của trẻ sẽ trở thành “thiên đường” vui chơi cho các bé. Đơn giản nhất là bạn hãy thiết kế một túp lều nhỏ xinh để bé thỏa sức vui đùa, hát hò, đọc sách. Thậm chí, trẻ có thể thích “tổ ấm” này hơn cả việc nằm trên giường ngủ của mình. 

Gầm cầu thang là cả một thế giới riêng, chứa đầy những bí mật đối với trẻ.

Lời kết

Thực tế cho thấy, việc khai thác triệt để từng góc trống trong nhà vừa giúp gia tăng diện tích sử dụng, tăng tính thẩm mỹ vừa thể hiện tình yêu của gia chủ đối với ngôi nhà của mình. 

Hy vọng rằng, với những gợi ý mà Vietlanders chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ có thêm nhiều ý tưởng bài trí không gian sống thoáng đẹp hơn.

Để lại lời nhắn

Chung cư Từ Sơn – Bắc Ninh

Đừng bỏ qua Chung cư Từ Sơn – Bắc Ninh nếu bạn đang muốn tìm mua căn hộ với mức giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo rất nhiều tiện ích đi kèm hay vị trí địa lý thuận lợi. Tham khảo bảng giá căn hộ mới cập nhật tại đây nhé !

Call: 09.7969.1514
Email: VietLanders.hanoi@gmail.com
Địa chỉ: VP BĐS VietLanders – Khu đô thị Bắc Từ Sơn – Bắc Ninh
Share This