Xu hướng 2019

Phong cách thiết kế tân cổ điển

sang trọng, trang nhã và nổi bật

Không hào nhoáng, phô trương

      Phong cách thiết kế Tân cổ điển trong những khoảng thời gian trở lại đây vẫn luôn là một sự lựa chọn hàng đầu của các gia chủ khi thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình. Sở dĩ phong cách này được nhiều người ưa chuộng chính bởi nó tạo ra một không gian sang trọng, quyền quý, thể hiện được đẳng cấp và uy quyền.

      Khác với phong cách cổ điển vừa cầu kỳ, vừa rườm rà và có lẽ đã có phần không còn phù hợp với cuộc sống ngày nay, tân cổ điển chỉ nhẹ nhàng ghi dấu ấn bằng những mặt phẳng của trần, tường và điểm những đường cong tinh tế trên các món đồ nội thất. Giống như sự chắt lọc của tinh túy từ quá khứ, cộng thêm nét phóng khoáng của con người hiện đại, thiết kế nội thất Tân cổ điển vì thế luôn có được sức sống bền bỉ với những giá trị được đánh giá cao về nghệ thuật và thẩm mỹ.

Đơn giản, hiện đại và tinh tế

      Thiết kế nội thất Tân cổ điển theo nguyên gốc tiếng Anh được gọi là Neoclassical Interior được cho là bắt đầu phát triển trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 18 trong trào lưu chung của phong trào nghệ thuật tân cổ điển đang phát triển vô cùng rộng rãi và mạnh mẽ. Phong trào nổi lên là kết quả của phong trào nghệ thuật Rocco như một sự đáp trả đối với một phong trào đã bị coi là quá lố và nông cạn do đặt nặng yếu tố trang trí hình thức rối rắm và cầu kỳ.

      Thiết kế nội thất Tân cổ điển lấy cảm hứng trực tiếp từ phong cách thiết kế nội thất cổ điển mà nền tảng là 2 đất nước cực hưng thịnh thời bấy giờ là Hy LạpLa Mã, cũng như từ những phong trào nghệ thuật thời bấy giờ như Phục Hưng, Baroque. Trong đó, yếu tố đối xứng, tỷ lệ hài hòa, màu sắc nhã nhặn rất được các nhà thiết kế coi trọng và đặt lên hàng đầu.

      Đồng thời phong cách thiết kế này cũng tiếp thu những đường cong tinh tế khởi nguồn từ phong cách Rocco kết hợp với những yếu tố đặc trưng của các phong cách như Gothic, Trung Hoa hay Palladian để cho ra đời hàng loạt những phong cách tên tuổi trong lịch sử thiết kế nội thất. Có thể kể ra ở đây một số phong cách tiêu biểu như Georgia, Regency ở Vương quốc Anh hoặc Louis XVI, Directoire, Empire ở Pháp,…

      Thông qua những thiết kế nổi tiếng ở nhiều nơi trên thế giới thuộc phong cách tân cổ điển như tòa nhà chính phủ; thánh địa Hồi giáo Stourhead House tại Palladian, biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng của kiến trúc Anh, bảo tàng Altes tại Berlin, Đức, nhà hát Red Army tại Moscow, Nga hay hàng loạt các biệt thự lớn dành riêng cho các nhân vật nổi tiếng bao phủ toàn bộ thế giới thì ta có thể ngay được sự phát triển vượt bậc và phổ biến của phong cách kiến trúc này. Qua hàng trăm năm, những giá trị kiến trúc, thẩm mỹ của các công trình này vẫn được thế giới chiêm ngưỡng và tôn vinh như những biểu trưng cho một thời hoàng kim của văn hóa, kiến trúc nhân loại.

tân cổ điển ở việt nam

      Ở Việt Nam, khái niệm thiết kế kiến trúc Tân cổ điển hay thiết kế nội thất Tân cổ điển thường được hiểu là áp dụng giản lược phong cách thiết kế cổ điển, nghĩa là loại bỏ các yếu tố cầu kỳ không cần thiết mà chỉ sử dụng những hoa văn họa tiết đơn giản, kết hợp sử dụng vật liệu, màu sắc hiện đại với bố cục, hoa văn trang trí mang hơi hướng cổ điển để tạo nên công trình vừa tiện dụng lại vừa bắt mắt, sang trọng về thẩm mỹ.

      Trường phái kiến trúc này thâm nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XIX với nhiều công trình tiêu biểu như nhà thờ Thánh Genevieve (Pháp), khách sạn Metropole, Nhà hát lớn Hà Nội (Việt Nam)… Do thường được xây dựng ở những vị trí đắc địa trong thành phố như các quảng trường, án ngữ những tuyến phố lớn nên nhiều công trình kiến trúc công cộng phong cách Tân cổ điển tạo ra các điểm nhấn đô thị, đóng góp tích cực vào bộ mặt kiến trúc và quy hoạch Thủ đô với tuổi thọ công trình lên đến hàng trăm năm.

      Trong giai đoạn đầu kiến trúc thực dân (architecture coloniale), đa phần các công trình công cộng lớn ở Việt Nam đều theo phong cách Tân cổ điển với các đặc trưng về bố cục không gian – hình khối và tính chất trang trí mang đậm tinh thần cổ điển. Các công trình kiến trúc công cộng phong cách Tân cổ điển xây dựng trước năm 1945 là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong di sản kiến trúc Pháp thuộc, có giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về mặt lịch sử – văn hoá.

      Phong cách Tân cổ điển thường sử dụng những hình khối dạng vòm tròn, vòng cung mềm mại với quy luật chặt chẽ, không gian mở với những khoảng cửa sổ kính tận dụng trọn vẹn ánh sáng thiên nhiên. Những chi tiết như vậy càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm và sự thiếu hụt trầm trọng không gian của cư dân thành thị như hiện nay.

      Đặc điểm thường thấy của kiểu kiến trúc này là hình dạng cân xứng, những cột trụ lớn chống đỡ khối sức nặng của một công trình đồ sộ, trần tường hình tam giác và mái vòm cùng với những chi tiết nhỏ đối xứng tinh xảo, nhiều cột chạy dọc hết chiều cao của tòa nhà, mái chóp, nhiều khung cửa sổ,… là ta có một công trình mang vẻ đẹp phi thời gian.

      Phong cách biệt thự Tân cổ điển là sự thể hiện cho phong cách cổ điển uy nghi bề thế và kết hợp nét khỏe khoắn , phóng đạt của phong cách hiện đại. Các hình dáng, hình khối, công năng mặt bằng sử dụng theo kiểu thiết kế biệt thự cổ điển, còn các đường nét trang trí, mảng khối được cách tân với đường nét mạch lạc hơn, khỏe khoắn hơn. Chính điều đó đã tạo nên dáng vẻ trẻ trung, hiện đại mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ điển vốn có. Thêm vào đó, chính từ những lý do trên mà không gian nội thất và ngoại thất không bị tách rời, chúng cùng nhau tô điểm, cùng nhau làm đẹp cho biệt thự Tân cổ điển.

nội thất tân cổ điển 

      Khi thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển, các kiến trúc sư thường dành một sự chú ý đặc biệt đến tỷ lệ vàng. Tỷ lệ vàng là một con số vô cùng thú vị và kỳ diệu khi mà người ta ước tính rằng tỷ lệ vàng đã được sử dụng trong ít nhất là hơn 4.000 năm trong mọi lĩnh vực của nghệ thuật, toán học từ hội họa cho tới kiến trúc hay điêu khắc. Tỷ lệ vàng mang đến cái nhìn hài hòa, là chìa khóa của thẩm mỹ, nghệ thuật ngay từ thuở bình minh của tri thức nhân loại, đem đến sự hoàn hảo và quyến rũ từ mọi góc nhìn. Không gian được thiết kế theo tỷ lệ vàng giúp cho người xem bị thu hút một cách hoàn toàn tự nhiên ngay cả khi không am hiểu về kiến trúc.

      Vẻ đẹp và sự tinh tế toát ra từ chính những đường cong tuyệt mỹ trên những chi tiết nội thất, mỗi chi tiết khi đặt cạnh nhau đều nâng đỡ cho nhau tỏa sáng và đồng điệu đến mê hoặc. Sự thanh tao, sang trọng, những điểm nhấn nhẹ nhàng làm nên sức quyến rũ riêng cho phong cách này.

      Nội thất cổ điển thể hiện sự sang trọng, vương giả, những chi tiết trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ do vậy đồ nội thất chiếm tương đối nhiều không gian. Cũng chính vì vậy nhiều người nghĩ rằng những phong cách mang màu sắc cổ điển chỉ thích hợp cho thiết kế biệt thự đồ sộ, to lớn và có lợi thế về diện tích. Phong cách Tân cổ điển ra đời là giải pháp tinh tế và hiệu quả cho điều này.

      Nội thất Tân cổ điển chính là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển, đồ nội thất không quá nặng nề, phù hợp cả với diện tích căn hộ khiêm tốn và vẫn toát lên được nét lộng lẫy, sang trọng đồng thời cũng rất tiện nghi đấp ứng tốt nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

      Ít ai nghĩ đến việc thiết kế nội thất Tân cổ điển cho những khu nhà chung cư hiện đại, với diện tích khiêm tốn, tuy nhiên trên thực tế phong cách này thực sự biến căn hộ chung cư vốn được xây dựng cứng nhắc thành không gian quyến rũ và sang trọng hơn. Khi thiết kế nội thất Tân cổ điển trong căn hộ chung cư có thể lược bỏ bớt những chi tiết đường nét rườm rà, chỉ giữ lại những nét lượn tinh tế trên tường, gối hay một số chi tiết trang trí khác. Không chỉ hình thái trang trí, về màu sắc cũng cần được giản lược để phù hợp với không gian. 

      Tân cổ điển còn là sự tinh tế trong mỗi chi tiết trang trí tối giản – vẻ đẹp toát ra từ chính những đường cong tuyệt mỹ trong mỗi chi tiết đồ nội thất. Đó không phải là những nét hoa văn cầu kỳ trong phong cách cổ điển, mỗi một chi tiết đều toát lên sự tinh xảo mà đơn thuần chỉ là những nét lượn vô cùng gợi cảm trên ghế tựa, đèn chùm, tay vịn,… Chúng nâng đỡ cho nhau và khi đặt cạnh nhau sẽ thực sự tỏa sáng, đồng điệu và hài hòa đến mê hoặc.

      Bên cạnh yếu tố kiểu dáng thì chất liệu chính là nhân tố ảnh hưởng tới đặc trưng riêng của phong cách Tân cổ điển. Thiết kế nội thất tân cổ điển rất chuộng chất liệu gỗ tự nhiên, dađá hoa cương. Mỗi vật liệu đều được chế tác cầu kì trong từng đường nét để tôn lên đẳng cấp và gu thẩm mỹ riêng của gia chủ. 

      Bên cạnh đó, màu sắc là một trong những ngôn ngữ đắc lực thể hiện tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Trong thiết kế nội thất Tân cổ điển, các kiến trúc sư thường sử dụng các tone màu trầm, tối như đỏ booc-đô, đen, rêu, xám bởi đây là màu của giới quý tộc. Bên cạnh đó cũng đan xen các gam màu sáng như kem, trắng để tạo sự cân bằng cho không gian sống.

     

      Tổng kết lại, phong cách thiết kế Tân cổ điển thích hợp với mọi không gian và mọi nhu cầu sử dụng, phá vỡ sự đơn điệu, rập khuôn của các căn chung cư hiện nay, khẳng định gu thẩm mỹ độc đáo của gia chủ.

      Không làm cho con người ta choáng ngợp từ cái nhìn đầu tiên, phong cách Tân cổ điển khiến cho mỗi một vị khách bước vào không gian chậm rãi cảm nhận được sự hòa âm của tất cả các chi tiết, dù là nhỏ nhất. Sự sang trọng, thanh tao mà khiêm tốn, điểm nhấn nhẹ nhàng từ các mặt phẳng, đường cong, màu sắc hay sự cân xứng đến kinh ngạc của các mảng, các khu chính là điều làm nên sức quyến rũ riêng cho phong cách này.

xu hướng 2019

phong cách đông dương

Share This